Để tự học IELTS là điều không dễ. Đặc biệt đối với những bạn chưa hề tiếp xúc với IELTS, qua bài hướng dẫn tự học IELTS từ 0 đến 5.0 các bạn sẽ biết bắt đầu từ đâu. Nếu bạn là người có ý thức tự học tốt, bạn hoàn toàn có thể đạt mức điểm 5.0 IELTS trong vòng 6 tháng. Đây là bí kíp học tiếng anh được tổng hợp trực tiếp từ những kinh nghiệm tích lũy được của nhiều bạn trẻ đã thành công khi đạt 7.0 – 8.5 IELTS, kết hợp với những lời khuyên từ các chuyên gia ngôn ngữ học từ TP.HCM. Còn chờ gì nữa, bắt đầu ngay thôi!
Giai đoạn 1: Định hướng – Orientation
Mục tiêu học IELTS (Tiếng Anh) của bạn là gì?
Trước khi bắt đầu học IELTS, cũng như trước khi bắt đầu làm một việc gì, kinh nghiệm cho thấy chúng ta nên xác định cho riêng mình một động lực (mục tiêu). Hiển nhiên rồi, bước lên thuyền thì phải biết con thuyền đó đang chở mình đi đâu chứ. Ai đời lại lên thuyền rồi chèo vòng tròn bao giờ? Vậy bây giờ bạn hãy bình tĩnh ngồi xuống, lấy một tờ giấy và hãy trả lời 2 câu hỏi sau:
1. VÌ SAO TÔI HỌC IELTS?
Hướng dẫn: Có nhiều bạn trả lời cho qua loa: Tôi học IELTS cho biết. Tôi cần IELTS để đi du học / để ra trường; hay đơn giản: Mình thích thì mình học thôi. KHÔNG! KHÔNG! Các bạn sai rồi. Mọi việc đâu đơn giản như vậy. Rất nhiều bạn trẻ không xác định được mục đích và động lực (purpose and motivation) của mình nên rất dễ chán nản khi đã bắt đầu học được một thời gian. Bạn hãy nghĩ đến những phần thưởng, những điều mà khiến bạn có động lực học nhất rồi viết câu trả lời xuống.
Nói tới đây có lẽ sẽ có nhiều bạn tự xưng là “có thù với Tiếng Anh” tranh luận: “Tiếng Anh là môn tôi ghét nhất. Tôi thề không đội trời chung với Tiếng Anh. Hễ nhắc tới Tiếng Anh là đầu óc tôi quay cuồng chóng mặt nói gì đến động lực học.” Bạn ơi, bạn thử nghĩ xem: Có khi nào mình ghét môn học gì mà mình lại học giỏi môn đó không? Như vậy điều kiện đầu tiên để học tốt Tiếng Anh đó là: yêu Tiếng Anh đi! Hôm qua bạn ghét Tiếng Anh thì hôm nay bạn đừng ghét nó nữa. Hôm qua bạn căm thù Tiếng Anh vì bạn thi trượt, phải đi đăng kí học lại thì hôm nay bạn yêu thích Tiếng Anh đi. Tôi thề là Tiếng Anh không phụ tấm lòng bạn đâu.
Suy nghĩ tích cực!
Đã đến lúc chúng ta cần phải suy nghĩ tích cực lên một tí để không bị tính lười của mình áp đảo tinh thần. Lúc trước bạn có thể kém Tiếng Anh, nhưng thực tế đó hoàn toàn có thể thay đổi được. Có thể bạn thường ngưỡng mộ những người đạt IELTS 8.0, hoặc những bạn trẻ nói tiếng anh như gió. Nhưng có bao giờ bạn dừng lại và tự nhủ: “Tôi phải làm gì đó để tôi cũng phải thành công như họ”, “Môn này tôi học yếu nhưng tôi quyết tâm học cho thật giỏi để tôi có thể hướng dẫn lại những bạn đang yếu môn như tôi” chưa? Hãy suy nghĩ tích cực và hãy để những suy nghĩ đó là động lực học cho mình!
2. TÔI PHẢI ĐẠT BAO NHIÊU ĐIỂM IELTS?
- Đặt mục tiêu cho mình cho thật xác đáng nhé. Thường sẽ có 2 sai lầm khi trả lời câu hỏi này:
Một, bạn đặt mục tiêu quá thấp, khi đó bạn là người coi thường chính mình và sẽ không có nhiều cố gắng trong học tập bởi vì “mình học tàn tàn cho qua là được rồi!”
Hai, bạn đặt mục tiêu quá cao, khi đó bạn sẽ bị gọi là “hoang tưởng”!
Như vậy, mục tiêu phải phù hợp với bản thân mỗi người, không cao quá, cũng không thấp quá mà nó phải phù hợp nhất nhé.
Lên kế hoạch tự học IELTS
Bây giờ bạn hãy xác định mình còn bao nhiêu thời gian để học IELTS. Nếu bạn có ít hơn 6 tháng từ con số 0 đến 5.0 IELTS thì bạn cần phải nổ lực rất nhiều. Nếu bạn có nhiều thời gian hơn cũng đừng tự mãn, nó chỉ ít áp lực hơn thôi. Nhưng bạn đừng có tư tưởng: Mình còn nhiều thời gian mà, cứ đi chơi cứ nghỉ ngơi, từ từ rồi học, thì thay vào đó bạn hãy học ngay từ bây giờ và đặt cho mình 1 mục tiêu điểm cao hơn 1 tí, như vậy bạn sẽ có lợi hơn về sau. Vì suy cho cùng, để làm việc trong một xã hội ngày càng phát triển như ngày nay thì tiếng anh không còn gọi là lợi thế nữa, nó là bắt buộc rồi nhé! Như vậy, trước sau gì cũng phải học. Thôi thì học trước khỏi phải học sau.
Kế tiếp, bạn hãy tạo cho mình một thời gian biểu chi tiết đến từng 30 phút cho từng ngày. Tạo thời gian biểu để bạn phân chia cho đều các kỹ năng học cũng như quản lý thời gian cho tốt, tránh trường hợp lúc rãnh rỗi lại không biết học gì, vì… có quá nhiều thứ để học. Bạn có thể download mẫu thời gian biểu tại đây, in ra và QUYẾT TÂM có chết cũng phải trung thành với thời gian biểu đó. Giai đoạn đầu bạn có các môn học cần được bố trí thời gian như: NGỮ PHÁP, TỪ VỰNG (nên chia thành nhiều lần học trong ngày, mỗi lần không nên quá 15 phút), NGHE HIỂU, ĐỌC HIỂU, PHÁT ÂM, VIẾT.
Giai đoạn 2: LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHUNG
1. Tự đánh giá trình độ Tiếng Anh
Nếu bạn đã biết chút ít Tiếng Anh, bạn có thể truy tại đây: Online Tests để kiểm tra trình độ. Chọn bài tập Tiếng Anh Cơ Bản để làm nhé. (Các bạn đăng ký thanh viên để làm nhé!)
Hoặc nếu bạn là người mới bắt đầu, không sao cả. Hãy bắt đầu ngay bằng những bí quyết bên dưới.
2. Từ điển
Tự học sinh ngữ thì điều đầu tiên cần nghĩ đến đó là làm thế nào để chọn được một từ điển tốt. Trước giờ các bạn có thể quen với việc tra nghĩa tiếng anh bằng Google Dịch hoặc các loại từ điển anh – việt như TFlat, Lạc Việt… Nhưng bạn cần cẩn thận khi dùng các loại từ điển này. Vì khi chuyển ngữ sang Tiếng Việt nhiều từ Tiếng Anh không còn mang đầy đủ nghĩa gốc của nó. Hoặc vì Tiếng Việt không có từ có nghĩa tương đương nên rất đễ gây hiểu nhầm, dẫn đến việc bạn có thể dùng sai từ trong các hoàn cảnh. Ví dụ, bạn tra từ “boy” và “son”, các từ điển Anh – Việt sẽ cho nghĩa: con trai. Nhưng bạn thấy đấy, “boy” và “son” được sử dụng trong hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau mà:
– My son is washing the dishes.
– There are 10 boys and 5 girls in this class.
Hướng dẫn: Bạn hãy mạnh dạn từ bỏ cách học cũ rích, không mấy hiệu quả đó, và bắt đầu ngay phương pháp học mới. Đừng ngần ngại sử dụng từ điển Anh – Anh, trong đó phổ biến nhất là từ điển Oxford (Oxford Advanced Learner’s Dictionary – oxfordlearnersdictionaries.com), bạn có thể mua được một quyển với giá khoảng 400 nghìn và sử dụng cả đời! Hơn nữa, ấn bản thứ 9 (9th edition) còn có bộ CD-ROM để cài vào máy tính và một bộ code để sử dụng tài khoản premium trực tuyến tại trang web cùng với rất rất nhiều tiện ích khác, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại Google.
SHEC thường có các chương trình tặng từ điển miễn phí. Các bạn có thể theo dõi trên Facebook của SHEC.
3. Từ vựng
Có đến 75% số điểm của các bạn trong những kỳ thi Tiếng Anh phụ thuộc vào lượng từ vựng mà bạn có. Nói đơn giản: Hiển nhiên bạn không thể nghe, nói, đọc hiểu và viết nếu bạn không biết từ vựng đó nghĩa là gì, ý đó diễn đạt ra sao. Dù khi đọc bạn có thể đoán được nghĩa qua tình huống hoặc văn cảnh. Nhưng bạn đoán nghĩa thế nào được nếu trong một câu có 10 từ mà hết 8 từ là bạn không biết nghĩa? Như vậy, chìa khóa dẫn đến thành công trước hết đó là: HỌC TỪ VỰNG. Lượng từ vựng càng phong phú thì chắc chắn rằng điểm số IELTS bạn đạt càng cao, không chỉ riêng phần Reading mà ở cả 3 kỹ năng còn lại.
Vậy học từ vựng như thế nào?
Nếu bạn có thời gian, hãy học hết 3000 từ cơ bản trong Oxford Word Lists. Những từ này là những từ cơ bản – một “điều kiện cần” để được gọi là một người biết Tiếng Anh. Học từ vựng là một trong những thử thách lớn nhất đối với người mới học Tiếng Anh. Vì bạn rất mau chán và vì… “học mãi không vào” hay “học hoài cứ quên hoài”. Để nhớ được những từ vựng đã học thật sự không hề dễ dàng gì. Nó đòi hỏi một ý chí rất lớn, và sự kiên trì cực cao. Nhưng không gì là không thể nếu bạn đã xác định cho mình động lực chính để học Tiếng Anh và nếu bạn quyết tâm thực hiện cho bằng được mục tiêu đó. Mỗi người có cách học từ vựng riêng. Một số cách học từ vựng được nhiều người áp dụng:
– Ứng dụng MEMRISE (cài vào các loại điện thoại, máy tính bảng để học mọi lúc mọi nơi đều được)
– Flashcard
– Google images (cách này khá hiệu quả đối với các từ danh từ, khi đó bạn sẽ nhớ đến hình ảnh hơn là khái niệm)
– Cách truyền thống (học bằng cách viết ra giấy và đọc to lên – cách này là cách thủ công, nhưng hiệu quả đến 90%.
Nhưng dù là cách nào đi nữa thì hãy xác định một điều là ngày nào cũng phải học từ vựng. Và phải làm điều đó cách đều đặn. Không được bỏ!
Nếu bạn không có nhiều thời gian vì sắp thi IELTS trong 3 tháng tới thì bạn có thể tập trung học từ vựng chuyên ở các chủ đề, từ vựng thường gặp, phải có trong các dạng đề Writing. Nhưng nếu bạn nắm được 3000 từ cơ bản phía trên thì 5.0 đối với là chuyện hết sức bình thường.
Tham khảo thêm Series học Vocabulary for IELTS
4. Ngữ pháp cơ bản:
Bạn có thể download sách ngữ pháp English Grammar in Use (4th edition).
Hướng dẫn: Bạn chỉ cần xem lại cách dùng và cấu trúc của các điểm ngữ pháp cơ bản (hiện tại đơn, quá khứ đơn, mệnh đề quan hệ, câu điều kiện…) Bạn đừng mất nhiều thời gian cho việc học ngữ pháp quá khó bởi vì thi IELTS không cần dùng hết đâu. Hơn nữa, thực tế đã chỉ ra rằng 12 năm học phổ thông, bạn toàn học ngữ pháp nhưng chẳng mấy hiệu quả đấy thôi. Vậy bạn đừng ham học nhiều, mà quan trọng hơn, học tới đâu, hiểu tới đó. Và ĐỪNG ĐỂ BỊ SAI LỖI CƠ BẢN (chia thì, hòa hợp chủ ngữ và động từ)
Tham khảo thêm Series học 9 loại từ trong tiếng Anh
Tham khảo thêm Series học Grammar for IELTS
5. Luyện phát âm & luyện nói
Khi mới làm quen với Tiếng Anh, bạn cần học cách đọc các âm cơ bản. Cách tốt nhất là tìm những nguồn hướng dẫn học có mô phỏng bằng video để bạn bắt chước theo cho đúng cách đặt vị trí của miệng, lưỡi như người bản xứ thường làm. Bạn cũng nên định hướng cho mình là thích giọng nào: Tiếng Anh của người Anh (British English) hay Tiếng Anh của người Mỹ (American English), từ đó bạn cần hướng đến các nguồn tài liệu cũng như đặc thù mỗi giọng để không bị nhầm lẫn. Có các nguồn luyện phát âm tốt nhất như:
BBC Learning English
VOA Special English
Hoặc đơn giản hơn theo link tổng hợp sau để luyện phát âm với từ điển Oxford (video).
Một số giáo trình luyện phát âm tốt:
- Bộ American Accent Training của Ann Cook. (Bộ này rất hay, recommend)
- Speak English like an American
Một số kênh Youtube dạy phát âm:
- Kenny N.
- Dan Hauer
- Sozo exchange
Để Speaking, bạn có thể chọn một trong những nguồn ở trên học kết hơp chép chính tả + nhái lại giọng đọc của người bản địa. Trong đó, nhiều bạn ưu thích sử dụng kênh VOA Special English khá hữu ích để nghe và nhái lại.
6. Luyện đọc hiểu
Đọc truyện Tiếng Anh
Cách tốt nhất để đọc nhanh và hiểu nhanh là hãy đọc thật nhiều. Oxford Bookworms là một trong những bộ sách rất nổi tiếng được biên soạn rất kỹ lưỡng, có chia từng cấp độ với vốn từ giao động từ starter, 400 (Stage 1) đến 2500 (Stage 6) phù hợp cho nhiều đối tượng. Bạn có thể tìm đọc tại các nhà sách hoặc có thể truy cập download link tổng hợp trọn bộ tại đây.
Đọc báo Tiếng Anh
Đọc báo Tiếng Anh là cách mà đa số người học chọn lựa. Có lẽ ý nghĩ đầu tiên hiện lên trong đầu các bạn là báo Tiếng Anh nhiều từ mới thế đọc làm sao hiểu được? Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng: “No pain, no gain” (Có công mài sắt có ngày nên kim). Bạn cứ đọc đi, đọc nhiều vào! Không biết nghĩa thì tra rồi HỌC! Hôm nay, bạn không biết 100 từ, hãy ngồi xuống, và học 100 từ đó. Thế là ngày mai bạn tự tin là mình đã biết ít nhất 50 từ mà hôm qua không biết rồi (trừ đi 50% xác suất học mà quên – nhớ học lại 50 từ bạn đã quên nhé). Bạn thử làm điều đó trong vòng một tháng đi, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra! Báo online thì rất nhiều, lưu ý bạn nên chọn cho mình những nguồn báo chính thống (thường là các trang lớn của thế giới), trong đó bạn nên chọn những lĩnh vực mình ưu thích để đỡ có cảm giác chán khi đọc. Mỗi ngày nên đọc 2-3 bài cho giai đoạn bắt đầu. Gặp từ nào mới, bạn cố gắng đoán nghĩa, nếu không được thì tra từ. Sau đó, hãy học những từ đó (bạn nên học luôn câu và ngữ cảnh có từ đó cho dễ nhớ). Như vậy lần sau gặp lại, bạn hoàn toàn có thể nhớ được nghĩa và cách dùng (trong ngữ cảnh đã học). Dưới đây là một số trang báo lớn, bắt đầu đọc nào!
http://uniglobe.edu.vn/bai-viet/Hoc-tieng-Anh-qua-cac-trang-bao-dien-tu-ban-da-nghi-den-chua-426
http://smithsonianmag.com
7. Luyện nghe hiểu
Theo kinh nghiệm của nhiều bạn đạt điểm cao IELTS thì một trong những phương pháp luyện nghe hiệu quả nhất là NGHE VÀ CHÉP CHÍNH TẢ. Điều này cũng dễ hiểu, vì nếu bạn muốn giỏi Tiếng Anh thì bạn hãy học tiếng anh giống hệt như cách bạn đã học Tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) vậy. Tất nhiên từ cấp 1, chúng ta đã có hẵn một môn “chính tả” rồi nhé. Phương pháp này rất đơn giản, ban hãy tìm nguồn phát tiếng anh chuẩn có cả bộ script (yêu cầu phải có để check lại), sau đó mở lên nghe từng câu rồi viết lại. Nếu gặp từ nào không biết, bạn hãy cố gắng ghi lại những âm mà mình nghe được. Sau đó check lại script xem nhận định của mình có đúng không. Đừng quên học luôn từ đó cho nhớ nữa nhé!
Mốt số nguồn để nghe chính tả rất tốt:
- http://learningenglish.voanews.com/ (Anh Mỹ)
- http://edition.cnn.com/cnn10 (Anh Mỹ – link tổng hợp tại đây)
- http://ted.com (Tổng hợp)
- http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/general/sixminute/ (Anh Anh)
- http://breakingnewsenglish.com/ (Anh Anh)
- https://learnenglish.britishcouncil.org/en/magazine (Anh Anh)
Bạn cũng nên tập đọc lại theo transcript. Dùng điện thoại thu âm lại sau đó mở 2 audio lên so sánh. Bước đầu nghe giọng đọc của mình đúng là dở không chê vào đâu được nhưng dần dần rồi sẽ khá. Bạn nhớ để ý đến những chỗ người bản địa nhấn giọng nữa nhé.
Ngoài ra, giờ rảnh bạn cũng có thể mở podcast để nghe đài hoặc các kênh Youtube về nhiều lĩnh vực bằng tiếng Anh, hãy chọn kênh có lĩnh vực bạn thích để nghe không bị chán nhé. Một số nguồn phổ biến và rất hay:
- http://www.npr.org/ (rất nhiều kênh Podcast để luyện nghe hoặc có thể nghe LIVE 24/7)
- https://www.ted.com/ (rất phổ biến)
Các kênh Youtube hay về nhiều lĩnh vực:
- Periodic Videos (tổng hợp)
- Reactions (Hóa Học)
- euronews Knowledge (tổng hợp)
- SmarterEveryDay (tổng hợp)
- minutephysics (Vật lý học)
- Kurzgesagt – In a Nutshell (tổng hợp)
- PragerU (tổng hợp)
- ScienceMagazine (tổng hợp)
- Numberphile (toán học)
- SciShow (khoa học)
Giai đoạn 3: LUYỆN IELTS
1. Reading
Trong phần thi Reading IELTS bạn có 60 phút để trả lời 40 câu hỏi trong 3 bài văn. Một số thách thức bạn sẽ gặp phải khi làm bài thi là:
– Thời gian làm bài khá ít.
– Bài văn khá dài và gồm nhiều từ vựng học thuật khó.
Mẹo và cách học:
– Luyện tập nhiều bài practice test cho quen với các dạng câu hỏi và áp lực thời gian.
– Trả lời câu hỏi bằng các từ khóa: hãy xác định, gạch dưới các từ khóa (thường là từ quan trọng nhất trong câu) sau đó tìm những từ tương đương từ khóa đó trên bài văn (có thể là từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc chính từ khóa đó)
– Những ký tự in hoa, năm, tên riêng… là những từ có thể giúp bạn định vị được tọa độ các thông tin có thể đang cần cho câu trả lời.
– Đọc câu hỏi trước để xác định thông tin cần tìm kiếm thay vì bắt đầu vào đọc ngay bài văn.
– Đa phần các câu hỏi đi theo thứ tự trong bài văn (đặc biệt là dạng Sentence / Summary Completion…)
– Lúc nào cũng sẽ có một vài câu hỏi rất khó để xác định band 8 – 9.0, khi gặp những câu này, bạn nên ưu tiên làm những phần tiếp theo, đừng mất quá nhiều thời gian cho chúng, bạn có thể trở lại làm chúng sau hoặc nếu không còn thời gian, hãy đoán!
– Bạn cần đọc hướng dẫn làm bài thật kỹ, chú ý đến những yêu cầu (ví dụ, bạn cần điền tối đa bao nhiêu từ vào chỗ trống)
Tài liệu luyện Reading IELTS tổng hợp
Download Bộ đề Cambridge 1-11 full CD.
Full trọn bộ đề IELTS Practice Tests
2. Speaking
Khi đã quen với các âm ở giai đoạn luyện kỹ năng chung, chúng ta bắt đầu luyện IELTS Speaking.
Các giám khảo trong IELTS Speaking sẽ không yêu cầu bạn nói chuẩn và hay như người bản địa (nếu bạn có khả năng nói giọng Mỹ hoặc giọng Anh thì càng tốt) nhưng quan trọng hơn hết là diễn đạt các ý rõ ràng, có khả năng mở rộng câu trả lời, và tất nhiên đi kèm với vốn tự vựng khá, và đúng ngữ pháp.
Một số nguồn để học IELTS speaking online:
https://www.youtube.com/user/AcademicEnglishHelp
31 formulas IELTS speaking: Sách này khá hay, có nhiều cấu trúc câu và cách diễn đạt giúp bạn cải thiện điểm trong IELTS speaking.
3. Writing
Tự học writing thật sự khó hơn các kỹ năng khác rất nhiều. Nhưng nếu bạn đã chịu khó làm việc và đạt mức ngữ pháp tương đối khá (giai đoạn luyện kỹ năng chung => viết câu không bị sai ngữ pháp cơ bản) thì việc tự học không còn là vấn đề nữa. Dưới đây là một số nguồn bạn có thể tự học:
http://ielts-simon.com/
- Bài mẫu task 1 của thầy Simon: Speaking Tips.docx
- Bài mẫu task 2 của thầy Simon: MAU.rar
Tham khảo 113 bài mẫu IELTS Writing từ quyển Model Essays for IELTS Writing
Thời gian làm bài task 1 là 20 phút (150 words) và 40 phút cho task 2 (250 words), do vậy bạn cần luyện tập viết theo khung thời gian của bài thi để quen với áp lực thời gian. Bạn cũng nên chú ý đến số lượng từ trong mỗi bài viết, đừng viết quá dài vì bạn sẽ không có đủ thời gian để đọc và kiểm tra lại trước khi nộp, cũng đừng viết quá ngắn (ít hơn lượng từ yêu cầu) vì bạn sẽ bị trừ điểm rất nặng.
4. Listening
Việc luyện kỹ năng nghe khá là đơn giản vì bạn chỉ cần chọn những đề thi mẫu hoặc những bài practice test để làm, sau đó kiểm tra lại đáp án và tất nhiên học lại những chỗ bạn không nghe được / nghe sai. Bạn nên chú ý đến những dấu hiệu trong bài nghe (có thể là người đọc lên giọng, từ keywords trong bài,…) để dễ theo được bài nghe. Tổng hợp đề thi IELTS và những bài IELTS practice test mới nhất.
Tóm lại
Các bạn đã có một cách nhìn tổng quát lộ trình tự học từ 0 đến 5.0 rồi. Vậy bây giờ còn chờ gì nữa, bắt đầu ngay thôi! Câu cuối cùng xin dành tặng các bạn đó là: